TUYỂN NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM HAY NGƯỜI CÓ TÀI
- Reeracoen
- Apr 13, 2018
- 4 min read
Updated: Apr 17, 2018
Bạn có hai ứng viên ứng tuyển cho cùng một vị trí. Một người đã có kinh nghiệm và kiến thức và người còn lại tuy thiếu kinh nghiệm nhưng có tài năng. Bạn sẽ tuyển dụng người nào? Đưa ra được quyết định tuyển dụng đúng dắn có thể là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Dưới đây là một số quy tắc để tuyển được người phù hợp và những cái bẫy cần tránh.

➡️ Khi nào nên tuyển người có kinh nghiệm?
* Khi bạn đang tuyển dụng các vị trí lãnh đạo.
Điều này có vẻ là hiển nhiên, nhưng trong quá trình tuyển dụng bạn có thể bị cám dỗ bởi việc đưa một cá nhân có thành tích làm việc xuất sắc lên vị trí quản lý. Duy trì kết quả làm việc tốt là một vai trò của nhà lãnh đạo, tuy nhiên việc này khá khác biệt với việc duy trì thành tích cá nhân. Nếu người này chưa bao giờ thử sức ở vị trí quản lý trước đây thì việc xây dựng và dẫn dắt đội sẽ là một nhiệm vụ khó khăn.
* Khi bạn cần các kiến thức đặc thù.
Vị trí lãnh đạo thường ưu tiên các kinh nghiệm có thể đóng góp cho tổ chức về cách giải quyết các vấn đề hiện chưa làm được hay đang được triển khai nhưng chưa mang lại kết quả tốt. Những người đã có kinh nghiệm không chỉ mang lại các kỹ năng mà còn giúp xây dựng các quy trình và tiến trình thực hiện.
➡️ Khi nào nên tuyển dụng người có tài?
* Khi bạn tuyển dụng cho một vị trí cụ thể. Các nhà tuyển dụng thường tìm người với mục đích đơn giản là cần thêm người vào bộ máy hiện có. Chẳng hạn như bạn cần thêm một chuyên viên phát triển phần mềm để tham gia vào đội 8 người, và bộ phận này đã có quy trình làm việc rõ ràng, khối lượng công việc cần hoàn thành để đặt được mục tiêu.
Trong những trường hợp như thế này việc tìm kiếm ứng viên có tài năng và hiệu suất làm việc cao sẽ được cân nhắc hơn một ứng viên có kinh nghiệm. Các nhân tài chưa được mài dũa thường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Họ có thể sáng tạo ra cách thức mới để giải quyết vấn đề hay phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ mà nhiều khi một người dày dặn kinh nghiệm có thể bỏ qua. Ngoài ra, những người này thường có xu hướng làm việc linh hoạt, chăm chỉ, trung thành với công ty.
➡️ Tránh các cạm bẫy
❌ Đừng quyết định khi chưa biết chắc rằng vị trí này cần người có kinh nghiệm hay tài năng.
Nếu bộ phận tuyển dụng chưa thực sự hiểu rõ về yêu cầu công việc và cách thức tuyển dụng, thì việc phỏng vấn những người không phù hợp sẽ dẫn tới tốn thời gian hoặc tệ hơn là tuyển dụng sai người.
❌ Không đánh đồng kinh nghiệm và tài năng.
Nhiều người người có kinh nghiệm nhưng không nổi bật. Hãy tìm những ứng viên mà không chỉ có thành tích ấn tượng mà còn có dấu hiệu của người tài dựa vào các tố chất của họ. Hãy tìm kiếm những dấu hiệu này ngoài kinh nghiệm làm việc, ví dụ như khả năng sáng tạo, sự phù hợp văn hóa và động lực tại sao người đó muốn làm việc ở công ty bạn. Những người như vậy sẽ có thể mang lại nhiều giá trị dài hạn cho công ty.
❌ Không nên chỉ nhìn mỗi CV
Nhiều trưởng phòng và nhà tuyển dụng thường có ấn tượng với các ứng viên có lịch sử làm việc hoành tráng. Họ tập trung vào trường mà ứng viên đã học, nơi họ làm việc, vị trí của họ là gì hơn là tìm hiểu xem người này thực sự đã làm gì và tiềm năng của họ đến đâu. Chỉ vì ai đó đã làm việc tại một công ty có tên tuổi không có nghĩa là người đó là một nhân viên giỏi.
❌ Đừng bỏ qua những khóa đào tạo.
Các nhà tuyển dụng đôi khi ưu tiên kinh nghiệm vì nghỉ rằng các ứng viên này sẽ có thể học nhanh hơn và ít cần đào tạo. Tình huống này thường ngược lại trong thực tế. Trong nhiều trường hợp việc thiếu đào tạo có thể gây ra vấn đề về sự khác biệt trong cách tiếp cận công việc của người mời.
Những nhân viên đã có kinh nghiệm bắt đầu làm việc theo cách của mình và nhà quản lý do không thực hiện các khóa đào tạo bài bản sau đó nhận ra rằng nhân viên đang không làm việc đúng ý mình. Điều này gây bức xúc cho cả hai phía, cấp quản lý cảm thấy rằng thời gian đang bị lãng phí hàng ngày trong khi nhân viên lại nghỉ rằng kinh nghiệm của mình đang không được tận dụng.
❌ Phát triển nhân viên.
Ngoài các khóa học nội bộ, hãy đầu tư vào các nhân viên mới bất kể họ có kinh nghiệm hay không. Việc cung cấp các khóa đào tạo phát triển và tạo cơ hội để phát triển sẽ giúp ích cho tất cả mọi người và giúp bạn giữ chân được nhân viên
Kinh nghiệm là một yếu tố thiết yếu cho rất nhiều vị trí nhưng tài năng ở bất kỳ cấp độ nào cũng mang lại lợi ích cho tổ chức. Hãy đảm bảo rằng khi tuyển dụng, bạn không chỉ là việc lấp một vị trí trống bằng cách đáp ứng các yêu cầu cơ bản mà là tìm kiếm những người có thể giúp tổ chức phát triển.
Nguồn: entrepreneur
Dịch: Reeracoen
Comments