top of page

HR Tips

9 KỸ NĂNG THIẾT YẾU MÀ NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CẦN CÓ

  • Writer: Reeracoen
    Reeracoen
  • Apr 13, 2018
  • 5 min read

Updated: Apr 17, 2018


⭐ 1. Kỹ năng tổ chức

Người làm nhân sự cần sự tư duy và sắp xếp có tổ chức. Việc sắp xếp các file, kỹ năng quản lý thời gian và hiệu quả công việc là chìa khóa thành công của công tác Quản trị nhân lực (QTNL). Công việc của bạn liên quan tới cuộc sống và sự nghiệp của những người khác, và khi cấp quản lý yêu cầu bạn giúp trong các trường hợp kết thúc hợp đồng lao động hay điều chỉnh lương hoặc cách thức khen thưởng cho nhân viên thì bạn không thể nói là “Tôi sẽ cố xem mình có thể làm gì nếu như có thời gian.”

⭐ 2. Khả năng làm việc đa nhiệm (Multitasking)

Một ngày làm việc của chuyên viên nhân sự vô cùng bận rộn, phút trước có thể phải giải đáp các câu hỏi liên tiếp từ phía các nhân viên, lúc sau đã phải lập kế hoạch tuyển dụng cho một vị trí khó. Và tất cả các yếu tố như mạng xã hội, tiền lương/giờ, sự gắn kết, và rất nhiều yếu tố khác đều ảnh hưởng đến nhân viên.

Từ khía cạnh người làm nhân sự, công việc liên tục phát sinh nếu không phải từ yếu tố này thì sẽ là từ yếu tố khác. Với những mục tiêu và hoạt động kinh doanh phát triển và thay đổi nhanh chóng, trưởng phòng A cần bạn tuyển nhân sự sẽ không quan tâm đến việc bạn cũng đang tuyển dụng người cho trưởng phòng B. Bạn sẽ cần rèn luyện khả năng xử lý được nhiều công việc cùng một lúc.

⭐ 3. Đối diện với các khó khăn

Một lượng lớn các nhà quản lý nhân sự sẽ phải đối mặt với những vấn đề đầu đầu. Liệu việc này có phân biệt đối xử? Chỗ ở hợp lý cho nhân viên là ở đâu? Phải dựa vào các thông tin nào để có thể đưa ra quyết định chấp thuận những ngày nghỉ dài của nhân viên? Các trưởng phòng nhân sự phải có khả năng giải quyết các vấn đề trong các điều kiện thông tin chưa đầy đủ, và họ cần biết được lúc nào nên tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, pháp luật và những chuyên gia khác.

⭐ 4. Kỹ năng đàm phán

Để có thể giải quyết các vấn đề, kỹ năng đàm phán là vô cùng cần thiết. Thông thường sẽ có hai hoặc nhiều hơn các quan điểm trái ngược với phương án được đưa ra, một nhà quản trị nhân lực cần tìm cách để trung hòa lợi ích của các bên. Hãy nhớ rằng, mục đính của việc đàm phán là đảm bảo cả hai phía người lao động và người sử dụng lao động đều hài lòng, và điều này không hề đạt được một cách dễ dàng.

⭐ 5. Kỹ năng giao tiếp

Người làm nhân sự cần giao tiếp với nhiều đối tượng: cấp trên, nhà quản lý, các ứng viên tiềm năng và các nhân viên hiện tại. Và họ cần phải thực hiện điều đó qua các cách thức khác nhau như bằng cách viết, cách phát biểu trước nhóm, và qua mạng xã hội với xu hướng hiện nay. Các chuyên viên nhân sự cần thể hiện được sức thuyết phục, sự quan tâm và tin tưởng khi giao tiếp.

⭐ 6. Giữ bí mật và đạo đức nghề nghiệp

Nhà quản trị nhân lực là lương tâm của công ty cũng như là người cất giữ các bí mật. Khi bạn thực hiện các yêu cầu của cấp quản trị cũng là lúc bạn phải tham mưu cho họ về các chính sách và quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bạn cần phải là người phản đối khi cấp quản trị có ý định lách luật, và đây thực sự không phải là một trách nhiệm dễ dàng.

Và lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ luôn phải giữ cho các thông tin về nhân sự được bảo mật, và không bao giờ tiết lộ cho những ai không có thẩm quyền tiếp cận thông tin đó.

⭐ 7. Trọng tâm kép

Nhân viên luôn kỳ vọng bộ phận nhân sự đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng bạn cũng cần phải thực hiện những chính sách của cấp quản lý đề ra. Một người làm nhân sự là người có thể cân bằng lợi ích của các bên.

Sẽ có những lúc bạn cần đưa ra quyết định để bảo vệ người lao động, và có những lúc bạn cần bảo vệ lợi ích, văn hóa và giá trị công ty. Những quyết đinh này có thể gây hiểu lầm cho một số người, bạn có thể nghe những lời rèm pha bởi vì nó. Tuy nhiên nếu việc giải thích cho lựa chọn đó khiến bạn phải bật mí các thông in bảo mật thì đó là điều bạn không bao giờ nên làm.

⭐ 8. Quản lý xung đột và giải quyết vấn đề

Không thể hy vọng rằng tất cả mọi người đều sẽ hòa hợp với nhau. Để có được hiệu suất làm việc cao thì mọi người cần làm việc cùng nhau với sự tôn trọng. Bộ phận nhân sự cần tìm cách để để điều này xảy ra. Và bạn không thể khiến mọi người hòa hợp nếu như không có khả năng giải quyết vấn đề.

⭐ 9. Thay đổi công tác quản trị

Hầu hết các công ty hiện nay đều hoạt động với những thay đổi liên tục. Các đội dự án được thành lập, nhân viên làm trong đội này sẽ lại tách ra khi dự án hoàn thành. Các cấp bậc bị phá bỏ và các công ty có thể có 4 đến 5 thế hệ cùng làm việc với nhau. Nhiều nhân viên có thể hoang mang về những thay đổi nhanh chóng này và bộ phận nhân sự cần giúp mọi người thích nghi nhanh chóng với những thay đổi.

Nhân sự là một nguồn lực góp phần thực hiện các chiến lược kinh doanh. Điều quan trọng đối với những người làm nhân sự là biết được những chiến lược đó là gì và điều gì giúp doanh nghiệp phát triển để có thể có những điều chỉnh phù hợp. Đừng chỉ nghĩ nhân sự là một bộ phận riêng biệt. Bởi nếu các chuyên viên nhân sự chỉ nghĩ bộ phận mình không có đồng góp gì cho sự phát triển kinh doanh của công ty thì toàn bộ tổ chức cũng sẽ nghĩ như vậy.

Các nhà quản lý và quản trị nhân sự có đồng ý với danh sách 9 kỹ năng trên không? Hãy chia sẻ cùng Reeracoen những ý kiến của bạn nhé.

Nguồn: hrdailyadvisor.blr.com Dịch: Reeracoen

Comments


© 2018 by Reeracoen Vietnam Co., Ltd

  • Client Facebook Page
  • website-icon-8
  • Candidate Facebook Page

Reeracoen Vietnam - Hanoi Branch

Address: 5th floor, Eurowindow Multicomplex, 

                   27 Tran Duy Hung St, Cau Giay Dist, Ha Noi

Tel         : 024 66653 4238

bottom of page