6 dấu hiệu cho biết thời điểm nên chấm dứt hợp đồng với nhân viên
- Reeracoen
- Sep 25, 2018
- 5 min read

Sa thải nhân viên chưa bao giờ là một việc dễ dàng, kể cả khi bạn biết rằng họ cần phải ra đi, vì tình thế luôn có thể thay đổi. Việc chấm dứt hợp đồng lý tưởng là cả hai bên cùng đồng tình và không xảy ra tranh cãi. Nhưng cũng giống như trường hợp ly dị, việc chia tay nhân viên cũng không dễ gì đơn giản và êm đẹp. Cách xử lý tốt tình huống chấm dứt hợp đồng với nhân viên là điều quan trọng để giúp giữ danh tiếng trong ngành cũng như giúp công ty tránh khỏi việc kiện cáo.
Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy đã đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với một nhân viên.
1. Năng suất lao động giảm.
Năng suất lao động tác động đến kết quả kinh doanh. Nếu năng suất giảm sút, có thể là do sự thể hiện cá nhân hoặc do cả đội, nhưng đây vẫn là một dấu hiệu lớn cho thấy tồn tại vấn đề chưa ổn. Nếu bạn nhận thấy một nhân viên luôn gặp khó khăn hơn các thành viên khác trong việc hoàn thành đúng hạn, thì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy năng suất lao động của người này không theo kịp công việc. Hầu hết các công ty sẽ đưa ra nhắc nhở, cảnh báo trước trong các trường hợp này, nhưng nếu sau một thời gian mà vẫn không thấy sự thay đổi nào thì có lẽ đã đến lúc để họ ra đi.
2. Họ là trung tâm của các rắc rối trong văn phòng.
Có những người luôn chú ý đến các chuyện phiếm, kịch tính, tin nóng ở chốn công sở. Điều này tạo nên một môi trường làm việc không tích cực. Nếu tình huống này tiếp tục diễn ra thì có thể dẫn đến sự mất đoàn kết, thiếu tin tưởng và khó thể thể duy trì tinh thần đồng đội khi các nhân viên xung đột với nhau. Những người thích tin đồn luôn lan truyền và đồn thổi các thông tin. Các đối tượng này là yếu tố tiêu cực và sẽ không bao giờ thay đổi dù cho bạn có nhắc nhở bao nhiêu lần.
3. Họ không chịu thay đổi và không tìm cơ hội để phát triển.
Nếu một nhân viên không sẵn sàng trong việc đào tạo và phát triển bản thân để theo kịp những người xung quanh, họ sẽ bị bỏ lại phía sau, điều này cũng có nghĩa là họ có thể kéo cả đội xuống. Nếu họ không muốn sửa đổi lỗi sai hoặc nỗ lực để cải thiện các vấn đề tồn tại, thì bạn nên để họ đi.
4. Khách hàng, nhà cung cấp và đồng nghiệp phàn nàn về họ.
Theo như một khảo sát của trang Loyalty360, 86% khách hàng sẽ ngừng sử dụng dịch vụ nếu như họ gặp phải trải nghiệm xấu và họ sẽ kể lại trải nghiệm này cho trung bình tầm 10 – 15 người. Chỉ một lượng nhỏ trong số đó có thể đến được tai nhà quản lý, vì vậy nếu như bạn nghe được thông tin này có nghĩa là bạn đã mất đi khách hàng và điều bạn nghe được chỉ là vấn đề đã xảy ra. Người nhân viên có những phản hồi như vậy cần rời khỏi công ty.
5. Họ vi phạm quy định của công ty.
Có những nhân viên không cố ý phá luật, nhưng họ thường xuyên lặp lại lỗi này kể cả sau khi đã được nhắc nhở. Trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng quy tắc “Quá tam ba bận” hoặc trong trường hợp khác, việc chỉ vi phạm một quy định thôi cũng có thể buộc họ phải ra đi. Các quy định về vi phạm có thể dẫn tới nghỉ việc cần được quy định rõ và đảm bảo rằng các nhân viên đã được biết và hiểu về nghĩa vụ của họ. Việc xử lý các vi phạm cần được thực hiện đúng theo luật Lao động về mặt quy trình và các bên liên quan đế tránh việc kiện cáo sau này.
6. Kỹ năng quản lý thời gian kém.
Việc lười biếng tạm thời xảy ra với tất cả mọi người, nhưng khi điều này kéo dài liên tục. Nếu như nhân viên không gọi để váo xin nghỉ, hoặc xin nghỉ quá nhiều vì lý do cá nhân không xác đáng thì bạn có quyền để nghi ngờ. Bạn nên có quy định về thời gian nghỉ ngơi và nghỉ phép kèm theo những cảnh báo nếu vi phạm, bởi lẽ mỗi lần vắng mặt của nhân viên đều tốn chi phí và ảnh hưởng tới kinh doanh của công ty.
Các gợi ý về cách xa thải nhân viên.
Bước đầu tiên là xác định thời điểm. Một khi bạn đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thì sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian sắp tới. Ngày bạn chọn để đặt vấn đề với nhân viên có thể ảnh hưởng tới cách nhân viên rời khỏi công ty. Sau khi nhận được tin bị sa thải, việc đầu tiên nhân viên làm sẽ là đi tìm công việc mới, điều này cũng có thể dẫn tới việc giảm thời gian cho công việc hiện tại – mà họ sắp không còn đảm nhiệm.
Việc đợi để cuối giờ ngày thứ sáu để thông báo sẽ giảm thiểu độ xao nhãng công việc trong tuần và cho họ khoảng thời gian cuối tuần để suy nghĩ. Điều quan trọng là bạn cần giữ cho việc chuyển giao ít ngắt quãng nhất có thể. Bạn có thể bắt đầu việc tìm kiếm ứng viên thay thế trước khi bạn để nhân viên hiện tại đi. Nên để buổi trao đổi vào cuối ngày bởi các nhân viên khác cũng đã ra về và còn ít người ở lại ở văn phòng để chứng kiến.
Trong buổi phỏng vấn trước khi nhân viên rời công ty, hãy đi thẳng vào vấn đề và đảm bảo rằng bạn đề cập đến những đóng góp của họ trong thì quá khứ để họ không nuôi hy vọng rằng việc sa thải sẽ không xảy ra. Và cũng sẵn sàng lắng nghe những điều họ nói. Điều dĩ nhiên họ sẽ nổi giận và bất ngờ, vì vậy phản ứng của bạn là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tóm gọn lại về các công việc quan trọng, dự án hiện tại, quyền lợi… của họ trước khi kết thúc buổi phỏng vấn bằng cách cảm ơn họ vì những đóng góp và chúc họ thành công trong tương lai.
Một nhân viên không hợp tác có lẽ là một tình huống xử lý khó khăn hơn, tuy nhiên luật pháp ở phía bạn. Nếu bạn lo lắng về việc bị yếu thế hay chưa có những quy định công ty rõ ràng thì hãy cân nhắc thuê một bên tư vấn nhân sự hay pháp chế để giúp bạn soạn thảo được quy định giúp bảo vệ quyền lợi của công ty.
Nguồn: business.com
Dịch: Reeracoen
Comments