top of page

HR Tips

6 bài học cải thiện kỹ năng lãnh đạo từ các huấn luyện viên Olympic

  • Writer: Reeracoen
    Reeracoen
  • Apr 13, 2018
  • 5 min read

Updated: Apr 17, 2018



Có thể nói các nhà quản lý giỏi giống như các huấn luyện viên (HLV) tài ba. Họ dẫn dắt, chỉnh sửa và hỗ trợ các vận động viên (mà ở đây là các nhân viên) để giúp các học trò của mình phát triển từng bước. Đây là những người biến những tài năng thành các nhà vô địch, và thúc đấy những người chiến thắng tiếp tục nỗ lực để hoàn thiện hơn. Trong quá trình đó, các huấn luyện viên đã rút ra được các lời khuyên hữu ích doành cho những người muốn cải thiện kỹ năng lãnh đạo của mình.

🏅1. Quản lý mọi nhân viên như một cá thể độc lập.

Bob Bowman, nổi tiếng với cương vị là huấn luyện viên cho người đã từng đạt 23 huy chương vàng – Michael Phelps, nhận ra rằng mỗi người đều là một cá thể, vì vậy họ đều cần những kế hoạch huấn luyện riêng biệt: “Có người có tư duy lô gic, có người có tư duy vận động, trong khi một só khác nhỉ muốn bạn để họ làm việc một mình. Các nhà lãnh đạo cần phải lựa chọn cách phù hơp để tiếp cận từng nhân viên.” – trích từ buổi phỏng vấn với Fast Company.

Ở đây không nói rằng bạn nên thiên vị một nhân viên hơn những người, mà hãy tìm hiểu cách làm việc, tư duy và tạo động lực khác nhau để áp dụng với các nhân viên. Đừng lầm tưởng rằng một cách quản lý sẽ hiệu quả với tất cả mọi người.

📷🏅2. Biết vị trí của bạn

Aimee Boorman, HLV thể dục dụng cụ Mỹ - người đã hướng dẫn VĐV đạt huy chương vàng Simone Biles, hiểu rằng HLV chỉ có thể làm hết sức mình trong giới hạn có thể còn những phần còn lại là quyết định của các VĐV.

“Đó là môn thể dụng dục cụ của cô ấy. Cô ấy cần phải trình diễn nó, có thể chọn việc làm bài tập của trường và luyện tập ngoài giờ cộng với các bài tập tăng cường. Đó là lựa chọn của VĐV và tôi chỉ là người hướng dẫn.” Bà nói trong buổi phỏng vấn với Houston Chronicle.

Bạn có thể cung cấp cho các nhân viên tất cả các công cụ và nguồn lực họ cần và hướng dẫn cụ thể từ những gì bạn kỳ vọng ở họ, tuy nhiên việc tuân theo nó là sự lựa chọn của nhân viên. Một nhà quản lý giỏi không cầm tay chỉ từng việc mà thúc đấy nhân viên theo đuổi định hướng công việc và ý tưởng của chính họ.

🏅3. Giữ các kỳ vọng ở mức độ khả thi (và tạo động lực)

HLV bộ môn chèo thuyền Ian Barker luôn giữ cho các VĐV của mình hiểu rõ về tình trạng thực tế kể cả trong các khoản thời gian khó khăn nhất.

Trong buổi phỏng vấn với ConnectedCoaches.org, ông chia sẻ chìa khóa thành công là việc cân bằng mức độ kỳ vong: “Giữ mức độ kỳ vọng của bạn là như nhau và đảm bảo sự kỳ vọng đó qua việc thường xuyên trao đổi. Điều này giúp ích rất nhiều khi làm việc cùng nhau” Một cấp trên tốt là người không kỳ vọng quá nhiều ở một nhân viên quá sớm (nhất là một nhân viên vừa mới vào) hoặc giữ một tiêu chuẩn không thực tế. Thay vào đó, họ trao đổi về mục tiêu của mình một cách thường xuyên, cởi mở và tạo một thử thách hợp lý. Khi mọi thứ không đi đúng dự định, họ sẽ đưa ra những nhận xét chân thành và giúp các nhân viên học hỏi từ kình nghiệm và làm tốt hơn.

🏅4. Tập trung vào sự liên kết

Ben Ryan, người huấn luyện đội bóng bầu dục Fuji dành HCV tại Olympic Rio, hiểu rõ điều gì tạo nên một đội tuyệt vời: “Mục tiêu chính của tôi khi là một HLV là tạo một liên kết mạnh mẽ các thành viên trong đội, trong khi bản thân đứng ở bên ngoài để quan sát.”

Là một nhà quản lý, bạn sẽ dễ dàng trở thành người ra quyết định và là người duy nhất nhân viên hỏi về chỉ dẫn, quyết định và lời khuyên. Tuy nhiên, việc khuyên khích đội nhân viên của mình làm việc cùng nhau (và hợp tác với đội khác) sẽ không chỉ khiến công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn mà còn giúp các nhân viên học hỏi lẫn nhau và trở nên độc lập.

🏅5. Biết được những điều làm nhân viên xao nhãng

Kết quả công việc của nhân viên có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề cá nhân, tâm lý không tốt. Mike Krzyzewski, HLV của đội bóng chạy Mỹ có 3 HCV, tin rằng công việc của trưởng nhóm là nhận ra được những xao nhãng đó: “Bạn có thể dẫn dắt mọi người một cách tốt hơn khi họ không bị xao nhãng. Hãy hỏi về cảm xúc của họ, xem có gì khiến họ băn khoăn và khẳng định tầm quan trọng của họ với cả đội”

Khi có vấn đề xảy ra, một cấp trên tốt sẽ cho nhân viên thời gian và không gian mà họ xứng đáng, bởi vì họ biết rằng nhân viên đó sẽ quay lại làm việc một cách hứng khởi và tràn đầy năng lượng hơn.

🏅6. Đặt ưu tiên việc xây dựng mối quan hệ

David Marsh đã huấn luyện 49 VĐV thi Olympic từ 19 quốc gia khác nhau. Một trong những bài học lớn mà ông học được khi huấn luyện đội tuyển bơi lội Mỹ đó là mối quan hệ giữa các thành viên vô cùng quan trọng. Trong buổi phỏng vấn với The Charlotte Observer ông nói: “Điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi họ hòa thuận.”

Nhiều cấp lãnh đạo chỉ quan tâm đến sự hòa hợp với cấp trên mà không chú ý về mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau. Tuy nhiên, theo như Marsh đã nói, thành công được xây dựng trên sự tin tưởng và cách duy nhất để các thành viên tin tưởng lẫn nhau đó là chú ý đến tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ.

Hãy tạo các buổi giao lưu ngoài công việc như đi ăn, dã ngoại để nâng cao tinh thần làm việc nhóm. Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp dựa trên sức mạnh của tinh thần đồng đội và những lời động viên tích cực chứ không phải sự ganh đua và tính cá nhân. Bằng cách này bạn sẽ khiến nhân viên của mình cảm thấy hạnh phúc và năng suất hơn.

Nguồn: inc.com Dịch: Reeracoen

コメント


© 2018 by Reeracoen Vietnam Co., Ltd

  • Client Facebook Page
  • website-icon-8
  • Candidate Facebook Page

Reeracoen Vietnam - Hanoi Branch

Address: 5th floor, Eurowindow Multicomplex, 

                   27 Tran Duy Hung St, Cau Giay Dist, Ha Noi

Tel         : 024 66653 4238

bottom of page