5 ĐIỀU GIÚP CÔNG TY GIỮ CHÂN ĐƯỢC NHÂN TÀI.
- Reeracoen
- May 18, 2018
- 4 min read

Sau khi bỏ công sức và thời gian để tuyển dụng được người phù hợp, việc quan trọng hơn cả đó là làm thế nào để giữ chân được nhân tài đó. Tiền lương, chế độ, ngày nghỉ là những nhân tố đứng đầu danh sách lý do tại sao nhân viên lựa chọn một công việc tuy nhiên những yếu tố này lại không đủ để giữ chân họ ở lại. Mức độ hài lòng với công việc sẽ là yếu tốt tăng tỷ lệ gắn bó của công ty. Và dưới đây là một vài chiến lược giúp bạn giữ chân được nhân tài.
1. Xây dựng một môi trường mà nhân viên cảm thấy họ như một tài sản của công ty.
Đừng khiến các nhân viên cảm thấy hoang mang, hãy khiến họ có cảm giác ổn định, chắc chắn về công việc. Nhớ tên các nhân viên và chào hỏi họ mỗi khi gặp, hãy để cho họ biết rằng bạn biết họ là ai và những đóng góp cho công ty. Hãy tiếp nhận các thông tin về đề xuất thay đổi nội quy, khuyến khích việc đưa ra các mục tiêu mới, để các nhân viên đưa ra quyết định của họ nhiều nhất có thể.
2. Đưa ra kỳ vọng và mục tiêu của công ty một cách rõ ràng.
Hãy chắc chắn rằng bạn có bản mô tả công việc cụ thể nêu đủ các yêu cầu về vị trí đang tuyển. Nếu có sự thay đổi thì bạn nên trao đổi một cách cụ thể và trực tiếp chứ đừng tự nghĩ rằng người khác sẽ tự động thích nghi được. Những nhân viên tốt luôn cố gắng vì công ty, nhưng họ cũng cần biết nhiệm vụ họ cần làm là gì để thực hiện được nó.
3. Tạo môi trường làm việc cởi mở và trung thực.
Hãy đưa ra những đáng giá về kết quả công việc và là người sẵn sàng lắng nghe những khúc mắc của nhân viên. Việc gặp gỡ ở hành lang và trao đổi một vài câu chuyện thường ngày là tốt, tuy nhiên đây không phải là địa điểm để hai bên ngồi xuống cùng trao đổi về vấn đề công việc. Hãy cởi mở và lắng nghe các sáng kiến mới, chấp nhận các đề xuất giải quyết các vấn đề tồn tại. Luôn là người sẵn sằng khi các nhân viên hỏi xin sự hướng dẫn. Hãy thông báo cho các nhân tài biết về những thông tin của công ty đừng để các lời đồn lấn át. Nếu có xảy ra bất kỳ vấn đề gì thì hãy cùng nhau trao đổi về nó.
4. Cung cấp cấc cơ hội để học hỏi và phát triển, và mở rộng các cơ hội thăng tiến cho các nhân viên.
Cung cấp các khóa đào tạo, tạo các thử thách và động lực cho công việc. Để ý về đam mê của nhân viên và tạo điều kiện cho họ tập trung thời gian và năng lực vào các dự án mà họ thấy hứng thú. Hãy cho các nhân viên biết về những kế hoạch phát triển sự nghiệp mà bạn có thể dự tính cho họ về các cơ hội phát triển ở công ty trong tương lai.
5. Ghi nhận đóng góp và thưởng xứng đáng.
Tiền thưởng luôn là nhân tố thúc đẩy tốt, tuy nhiên sự công nhận công sức sẽ giúp tạo được động lực và sự gắn bó trong dài hạn. Việc ghi nhận đóng góp cần được thể hiện cụ thể: một câu nói “Bạn làm tốt lắm” có thể chấp nhận được nhưng “Bạn làm dự án A tốt lắm” sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Với mục tiêu giữ chân nhân tài, bạn cần phải khiến các nhân viên cảm thấy mình được coi trọng, tôn trọng và đáng giá. Trong các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khi nhân viên cảm thấy bị đánh giá thấp và không được coi trọng họ sẽ đi tìm kiếm công việc mới. Họ cần cảm thấy các đóng góp của mình có sự ảnh hưởng tới sự phát triển công ty. Tuy nhiên các đánh giá và khen ngợi cần được đưa ra một cách chân thành. Các nhân tài đủ thông minh để biết được sự khác biệt giữa sự chân thành và khen cho có lệ.
Một quá trình tuyển dụng có hiệu quả là nền tảng cho tất cả các phương pháp liệt kê trên. Hãy lựa chọn ứng viên phù hợp với công việc cũng như văn hóa công ty. Xác định các kỹ năng phù hợp với công việc và sử dụng các công cụ để đánh giá về tính cách xem có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên thấp và sự trung thành của các nhân viên đóng góp vào sự thành công của tổ chức trong dài hạn.
Comentarios