top of page

HR Tips

Hãy hỏi 5 câu hỏi này nếu bạn muốn có được câu trả lời chân thật khi xác minh thông tin ứng viên

  • Writer: Reeracoen
    Reeracoen
  • Aug 10, 2018
  • 2 min read


(Lời khuyên từ giáo sư Adam Grant của Trường Đại học Wharton)


“Chúng ta chẳng thể nào hiểu đúng được một người nếu chỉ qua một vài câu xác minh thông tin từ những người khác. Đó là lý do tại sao công ty tôi (và một vài công ty khác mà tôi biết) không cần thông tin xác minh của công ty cũ.” Đây là chia sẻ của đồng nghiệp của tôi tại Inc.com, Peter Kozodoy, cũng là đối tác tại công ty GEM Advertising.


Anh ý nói đúng, ai cũng biết rằng ứng viên chỉ đưa thông tin liên hệ của những người chắc chắn sẽ đưa lời khen giúp họ. Và chẳng điều gì tệ hơn, khi một ứng viên có thể rất tệ nhưng lại có một người sếp cũ luôn coi nhẹ vấn đề này và chuẩn bị giao phó một nhân viên tồi cho một người khác.


Vậy khi nói về vấn đề xác minh thông tin ứng viên, liệu rằng chúng ra có nên loại bỏ hoàn toàn quy trình này như Kozodov nói? Điều này là không nên, theo như Giáo sư Adam Grant của đại học Wharton. Giáo sư Grant nhận được câu hỏi này từ một nhà quản lý muốn biết rằng liệu rằng có thể lấy được những thông tin chân thực từ người cấp trên trước đó hay không? Và câu trả lời là có, nhưng chỉ khi bạn hỏi một kiểu câu hỏi cố định.


Dạng câu hỏi giúp bạn lấy được những đánh giá chân thực.

Như bạn đã biết những lần xác minh thông tin đều thường để xem mức độ trung thành hoặc những khuyết điểm của ứng viên, việc hỏi thẳng về điểm mạnh và điểm yếu sẽ không giúp bạn thu được thông tin nào hữu ích. Thay vào đó, Grant đề nghị khi xác minh thông tin hãy đưa ra 2 phương án để xem họ lựa chọn câu trả lời nào.


“Cách tôi thường dùng để khiến những người xác minh thông tin đưa ra ý kiến thật đó là bắt họ lựa chọn giữa những phẩm chất nhà tuyển dụng không mong muốn.” Grant đưa ra 5 câu hỏi ví dụ, và bạn có thể sửa đổi câu hỏi sao cho phù hợp với những tố chất, kỹ năng bạn còn đang băn khoăn:

  • Quá quyết đoán hay không đủ quyết đoán?

  • Quá quan tâm đến việc của người khác hay không thể hiện sự hỗ trợ?

  • Lo lắng quá mức hay không đủ quan tâm?

  • Quá chủ động hay không đủ tính chủ động?

  • Chi tiết quá mức hay không quan tâm tiểu tiết?

Khi phân vân trong khi lựa chọn giữa hai đáp án, người đưa ra thông tin xác minh sẽ buộc mình vào tình huống phải đưa ra ý kiến thật, Giáo sư Grant chia sẻ. Đây là một kỹ thật đơn giản và khôn khéo và khiến cho người trả lời buộc phải chọn một trong 2 đáp án, và điều này có thể mang lại tác dụng.


Nguồn: inc.com

Comments


© 2018 by Reeracoen Vietnam Co., Ltd

  • Client Facebook Page
  • website-icon-8
  • Candidate Facebook Page

Reeracoen Vietnam - Hanoi Branch

Address: 5th floor, Eurowindow Multicomplex, 

                   27 Tran Duy Hung St, Cau Giay Dist, Ha Noi

Tel         : 024 66653 4238

bottom of page